Thuyết tam quyền phân lập là học thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản – do Lôckơ, Môngtexkiơ, Ruxô sáng lập dựa trên quan điểm cho rằng phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.

XEM THÊM: Sửa máy lọc nước tại Quận Hoàng Mai Miễn Phí 100%

Khái niệm thuyết tam quyền phân lập

Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là các quyền được giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau để điều chỉnh các quan hệ trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế, xã hội của quốc gia. Cụ thể, quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án.

Tam quyền phân lập là một hệ thống giúp kiểm soát và kiểm chế quyền lực. Theo mô hình phân quyền của Montesquieu, không có một cơ quan nào đứng trên hoặc nắm trọn vẹn cả ba quyền.

Tam quyền phân lập ngăn ngừa được sự chuyên chế, đặc biệt là ở những xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên. Đây là một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhà nước pháp quyền.

Khái niệm tam quyền phân lập là phương thức phân chia quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong quốc gia. Khái niệm này được đưa ra bởi nhà chính trị gia người Pháp Montesquieu và đã trở thành cơ sở của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản. Tuy nhiên, số lượng cơ quan và phạm vi ứng dụng của tam quyền phân lập có thể khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau.

Máy Lọc Nước Bán Chạy!

-17%
14.490.000
-19%
8.800.000
-15%
8.090.000
-12%
22.000.000
-12%
22.000.000
-19%
5.900.000
-15%
23.870.000
-5%
17.490.000
-5%
89.777.000
-23%

Máy lọc nước Chungho

Máy lọc nước WHI CAFÉ 1 CHP-5230S

34.100.000
-4%
34.100.000

Tam quyền phân lập là gì?

Tam quyền phân lập (separation of powers) là việc phân chia quyền lực của nhà nước cho nhiều cơ quan khác nhau. Mô hình tam quyền phân lập (trias politica) được đề cập bởi John Locke và sau đó được mở rộng bởi Charles de Secondat, Nam tước de Montesquieu trong tác phẩm “Nhà nước Tinh thần pháp luật” (1748) để đảm bảo sự tự do bằng cách phân chia ba quyền của nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Mức độ và hình thức “phân lập” khác nhau giữa các quốc gia, ví dụ như ở Mỹ, Tổng thống nắm quyền hành pháp độc lập với cơ quan lập pháp, trong khi ở Đức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao và Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra.

Do đó, khái niệm tam quyền phân lập có thể hiểu theo chiều ngang và chiều dọc, phân quyền giữa các chính quyền địa phương, tỉnh/bang và trung ương, hoặc các tổ chức cao hơn nhà nước.

Quá trình hình thành thuyết tam quyền phân lập

Thuyết tam quyền phân lập xuất hiện từ thời cổ Hy Lạp, được Aristote phát biểu lần đầu. Theo Aristote, chính phủ quản lý xã hội bằng ba phương pháp: lập pháp, hành pháp và phân xử. Ông cho rằng, không có loại hình chính phủ nào là duy nhất phù hợp với tất cả các thời đại và quốc gia. Ông phân loại chính phủ theo số lượng và mục đích của sự cầm quyền, tạo ra hai loại chính phủ: chân chính (quân chủ, quý tộc, cộng hoà) và biến chất (độc tài, quá đầu, dân trị).

Ngoài Aristote, John Locke cũng đề xuất phương châm phân quyền, theo đó, quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân. Nhân dân nhường một phần quyền của mình cho nhà nước thông qua hợp đồng xã hội. Để chống lại độc tài, cần phân quyền quyền lực theo ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp.

Trong thế kỷ 18, Montesquieu – một nhà tư tưởng vĩ đại của Pháp, đã phát triển thuyết tam quyền phân lập thành một học thuyết độc lập. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo ra những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân.

XEM THÊM: Sửa máy lọc nước tại quận Long Biên Hà Nội – Thay lõi lọc nước

Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Aristote và J. Locke, Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp.

+ Lập pháp: Biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân – Quốc hội

+ Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.

+ Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.

Tư tưởng phân quyền của Mongtesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện thuyết:”tam quyền phân lập”. Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua

Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc “phân chia quyền lực” đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787. Học thuyết pháp luật – chính trị (thuyết “phân quyền”) với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hoà tổng thống, theo nguyên tắc “kiềm chế và đối trọng”, tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền.

Mát Lọc Nước Daikiosan

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước Daikio RO DOW DKW-00010H

6.200.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước RO DKW-00008H

5.500.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước RO DKW-00009H

5.700.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước RO DKW-00007H

5.400.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước RO DKW-00006H

5.300.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước RO DKW-00005H

5.200.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước DAIKIO RO DOW DKW-00008A

6.700.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước DAIKIO RO DOW DKW-00009A

6.800.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước RO DKW-00010A

7.000.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước DAIKIO RO DOW DKW-00011A

7.500.000
7.000.000
7.100.000

Máy lọc nước Daikiosan

Máy lọc nước DAIKIO RO DOW DKW-00006A

6.500.000
6.900.000
6.800.000

Giới thiệu chung

Trước chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào trong tay một cá nhân. Chính đây là căn nguyên cho mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước. Vì vậy, muốn chống chế độ này, một lý thuyết của nhiều học giả tư sản đã được nêu ra, đó là thuyết phân chia quyền lực.

Cội nguồn của tư tưởng phân quyền đã có từ thời cổ đại ở Phương Tây mà điển hình là nhà nước Athens và cộng hòa La Mã. Tư tưởng phân quyền trong xã hội Hy Lạp cổ đại đã có mầm mống từ Aristotle. Ông đã quan niệm rằng trong bất kỳ nhà nước nào cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc: cơ quan làm ra luật có trách nhiệm trông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các tòa án, từ đó ông chia hoạt động nhà nước thành ba thành tố: nghị luận, chấp hành và xét xử. Tuy nhiên, tư tưởng của Aristotle mới chỉ dừng ở việc phân biệt các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, chứ chưa chỉ rõ phương thức vận hành cũng như mối quan hệ bên trong giữa các thành tố đó.

Các tư tưởng phân quyền từ thời cổ đại đã được phát triển thành học thuyết vào thế kỷ 17-18 tại Tây Âu, và hai nhà tư tưởng nổi tiếng nhất là John Locke và C.L. Montesquieu.

John Locke, một nhà triết học người Anh, đã đề xuất một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về học thuyết phân quyền trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về Chính quyền”. Theo Locke, quyền lực nhà nước phải được chia thành ba phần: lập pháp, hành pháp và liên minh. Ông cho rằng quyền lực cao nhất trong nhà nước là quyền lập pháp và phải thuộc về nghị viện. Quyền hành pháp phải thuộc về nhà vua, trong khi quyền liên minh là giải quyết các vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại. Locke không cho phép nghị viện can thiệp vào việc thực hiện các đạo luật. Quyền lực của vua phụ thuộc vào pháp luật và không được phép can thiệp vào các quyền tự nhiên của công dân.

Montesquieu, một nhà tư tưởng người Pháp, phát triển học thuyết phân quyền thành một học thuyết độc lập. Ông muốn tạo ra những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho công dân, chống chuyên chế.

Tam quyền phân lập là gì ? Quá trình hình thành thuyết tam quyền phân lập?
Tam quyền phân lập là gì ? Quá trình hình thành thuyết tam quyền phân lập?

Những luận điểm phân quyền của J. Locke đã được nhà khai sáng người Pháp, C.L. Montesquieu (1689 – 1775) phát triển. Montesquieu đã phát triển một cách toàn diện học thuyết phân quyền, và sau này khi nhắc tới thuyết phân quyền người ta nghĩ ngay đến tên tuổi của ông.

Montesquieu kịch liệt lên án chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc bấy giờ. Chế độ quân chủ chuyên chế là một tổ chức quyền lực tồi tệ, phi lý, vì: nhà nước tồn tại vốn biểu hiện của ý chí chung, nhưng trong chế độ chuyên chế nó lại biểu hiện ý chí đặc thù; chế độ chuyên chế với bản chất vô pháp luật và nhu cầu pháp luật. Montesquieu nhận thấy pháp luật gồm nhiều lĩnh vực, phân ngành rõ rệt, cho nên tập trung vào một người duy nhất là trái với bản chất của nó; gắn với bản chất chế độ chuyên chế là tình trạng lạm quyền. Vì vậy việc thanh toán hiện tượng lạm quyền chỉ có thể là đồng thời, là sự thanh toán chế độ chuyên chế. Theo Montesquieu, một khi quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn.

Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, Montesquieu đã lập luận tinh tế và chặt chẽ tính tất yếu của việc tách bạch các nhánh quyền lực và khẳng định: “Trong bất cứ quốc gia nào đều có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự.” Ta có thể nhận ra sự tiến bộ trong tư tưởng phân quyền của Montesquieu so với tư tưởng của Locke, khi tách quyền lực xét xử – quyền tư pháp ra độc lập với các thứ quyền khác.

Từ đó, Montesquieu chủ trương phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán nạn lạm quyền, để chính quyền không thể gây hại cho người bị trị và đảm bảo quyền tự do cho nhân dân. Montesquieu đã viết: “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết.”

Tóm lại, theo Montesquieu, cách thức tổ chức nhà nước của một quốc gia là: “Cơ quan lập pháp trong chính thể ấy gồm có hai phần, phần này ràng buộc phần kia do năng quyền ngăn cản hỗ tương. Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc và quyền hành pháp sẽ bị quyền lập pháp ràng buộc.”

Tư tưởng của Montesquieu tuy vẫn còn điểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòi hỏi đặc quyền cho tầng lớp quý tộc. Nhưng nó vẫn là nền móng cho tư tưởng phân chia quyền lực sau này, có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này về tổ chức nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức của các nhà nước tư bản. Ví dụ như đa số Hiến pháp của các nhà nước tư bản hiện nay đều khẳng định nguyên tắc phân quyền như một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực nhà nước. Như điều 10 Hiến pháp liên bang Nga quy định: “Quyền lực nhà nước ở Liên bang Nga được thực hiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập.” Điều 1 của Hiến pháp Ba Lan cũng trực tiếp khẳng định việc tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tiếp nối Montesquieu, J.J. Rousseau cùng với tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội,” đã đưa ra những quan điểm rất mới mẻ và tiến bộ về sự phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Rousseau (1712 – 1778) chủ trương nêu cao tinh thần tập quyền, tất cả quyền lực nhà nước nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao tức toàn thể công dân trong xã hội. Nhưng ông lại chỉ ra rằng phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp và quyền hành pháp, giao chúng vào tay cơ quan quyền lực tối cao và chính phủ là cách thức hợp lý duy nhất để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả cho nhà nước, cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền. Ngoài ra ông còn nêu lên vai trò quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của nhà nước, cũng như cho sự cân bằng giữa các vế cơ quan quyền lực tối cao, chính phủ và nhân dân. Nhưng cách phân quyền của Rousseau không giống với Locke và Montesquieu, bởi ông luôn khẳng định một điều duy nhất rằng: “những bộ phận quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao” và “mỗi bộ phận chỉ thực hiện ý chí tối cao đó” mà thôi.

Máy Lọc Không Khí!

-11%

Máy Làm Mát Không Khí

Máy làm mát không khí KG50F12

3.580.000
-17%

Máy Làm Mát Không Khí

Máy làm mát không khí KG50F24

6.580.000
-30%

Máy Làm Mát Không Khí

Máy làm mát không khí KG50F19

4.480.000
-22%

Máy Làm Mát Không Khí

Máy làm mát không khí KG50F16

4.870.000
-10%

Máy Làm Mát Symphony

Máy làm mát Symphony Winter i 40m2

7.200.000
-10%

Máy Làm Mát Symphony

Máy làm mát Symphony Storm 100i

12.400.000
-16%

Máy Làm Mát Symphony

Máy làm mát Symphony Winter XL

6.600.000
-16%

Máy Làm Mát Symphony

Máy làm mát Symphony Jumbo Ipure

6.800.000
-16%

Máy Làm Mát Symphony

Máy làm mát Symphony Sumo Ipure

5.300.000
-16%
8.900.000
-11%
5.500.000
-10%
3.500.000
-10%
4.500.000
-15%
2.800.000
-10%
3.500.000

Nội dung cơ bản thuyết tam quyền phân lập

Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra.

Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Sau này, trong một bức thư gửi cho một người cùng thời, ông Samuel Kercheval, Thomas Jefferson – tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, đã chỉ rõ thêm của sự phân quyền không đơn thuần chỉ diễn ra ở một chiều ngang, mà còn cần thiết ở cả chiều dọc, và ở bất cứ lĩnh vực nào của nhà nước.

“Sự phân quyền” mà Jefferson đã mô tả

“Sự phân quyền” mà Jefferson đã mô tả như sau:

– Phân bổ quyền lực chính quyền giữa các nhánh riêng rẽ của chính quyền.

– Sự phân chia các quyền lực đó theo một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một vấn đề cụ thể thì bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng vấn đề ấy hoặc về một vấn đề khác có liên quan. Thường được gọi là: “các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau” – “checks and balance.” Về cốt lõi, đây là một hệ thống nằm ngay bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền, được gọi là kiểm tra, giám sát bên trong. Vì sự kiểm tra này tạo ra một cơ chế mặc nhiên ai nắm và được phân công sử dụng quyền lực nhà nước cũng phải bị kiểm tra, theo nguyên tắc phòng ngừa, còn cơ chế kiểm tra được tiến hành từ bên ngoài hầu như chỉ được tiến hành một khi đã có hậu quả xảy ra.

– Khía cạnh thứ ba của sự phân bổ này là sự phân chia quyền lực của chính quyền theo ngành, dọc theo cách thức sao cho mỗi một nhiệm vụ của chính quyền được giao cho đơn vị nào nhỏ nhất, cơ sở nhất trong chính quyền mà có thể đảm trách được nhiệm vụ đó.

Phân quyền ngang

Đây là cách thức phân quyền cổ điển mà mầm mống là của Aristotle, được hoàn thiện bởi J. Locke, C.L. Montesquieu và J. Rousseau. Nội dung cơ bản của phân quyền ngang cũng ít thay đổi trong thời đại hiện nay:

– Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực nhà nước. Điển hình như là: ở Mỹ, nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ tổng thống nắm quyền hành pháp, còn tòa án nắm quyền tư pháp.

– Hoạt động của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác.

– Quyền lực giữa các cơ quan quyền lực cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn. Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm chế đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không có một cơ quan nào có khả năng lạm quyền.

Ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay đổi, mà chủ yếu là số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực nhà nước. Ở một số nước Nam Mỹ, quyền lực nhà nước nhiều khi được chia thành 4, 5, 6, … bộ phận. Ví dụ: Nicaragoa có thêm quyền kiểm tra do Tổng thanh tra thực hiện; Argentina phân làm 6 quyền; VNCH chia quyền làm 4 phần, thêm quyền giám sát của Tối cao pháp viện.

Có ba mức độ biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máy nhà nước tư sản hiện nay:

1. Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể cộng hòa tổng thống, đặc điểm là chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân như: Hoa Kỳ, Philipine,…

2. Phân quyền mềm dẻo được áp dụng trong chính thể đại nghị, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, như: Anh, Nhật,…

3. Phân quyền trong chính thể cộng hòa hỗn hợp, chính phủ vừa phải chịu trách nhiệm trước nhân dân vừa phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, như ở các nước Pháp, Nga,…

Phân quyền dọc

Để hạn chế quyền lực nhà nước thì quyền lực nhà nước không chỉ phân chia theo chiều ngang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp mà còn phải tiếp tục phân chia ở chiều dọc giữa trung ương và địa phương. Chính ở sự phân quyền này mà quyền lực nhà nước trung ương bị hạn chế. Đến lượt mình, quyền lực của cơ quan địa phương – chính phủ địa phương lại bị phân chia thành lập pháp địa phương và hành pháp địa phương.

Nội dung chủ yếu của tư tưởng phân quyền dọc như sau:

– Tồn tại hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ở các cấp địa phương, song song với bộ máy nhà nước trung ương.

– Có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ thể; mà chủ yếu là chính quyền trung ương sẽ giải quyết các vấn đề công, vì lợi ích của cả cộng đồng xã hội, như vấn đề: chủ quyền lãnh thổ, dịch vụ công, …; còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục, văn hóa ở địa phương, ngoài ra còn có thể chủ động tiến hành hợp tác, giao lưu với các địa phương khác hoặc các tổ chức quốc tế trong quyền hạn của mình.

Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình là tương đối độc lập với nhau. Chính quyền trung ương không có quyền điều hành, chỉ đạo chính quyền địa phương, mà chỉ có thể xây dựng chủ trương chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp lý, và kiểm tra, giám sát hoạt động của các chính quyền cấp dưới, mọi phạm vi của chính quyền địa phương sẽ do Tòa án Hành chính xét xử độc lập.

Phân quyền dọc được thực hiện theo hai phương pháp:

  1. Phân quyền theo lãnh thổ: là cách phân quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương theo địa giới hành chính – lãnh thổ. Tổ chức quản lý những vùng lãnh thổ này cần phải tính đến ý chí và nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Các cơ quan quản lý địa phương có tính chất tự quản và chịu sự kiểm tra của các đại diện cơ quan quyền lực nhà nước cấp trên. Cơ cấu tự trị yêu cầu chính quyền địa phương phải có một cơ quan ra nghị quyết và một cơ quan thi hành các nghị quyết đó, giống như mô hình Nghị viện và Chính phủ.
  2. Phân quyền theo chuyên môn: Là cách phân quyền giữa các bộ chuyên môn với chính quyền địa phương. Ví dụ: ở New Zealand, chính phủ không quản lý bất kỳ bệnh viện công nào, tất cả bệnh viện được giao về cho các bang. Các quan chức cao cấp Chính phủ khi bị bệnh cũng phải đến các bệnh viện ở bang.

Các cấp chính quyền địa phương được chia thành các cấp khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia. Thông thường, tổ chức địa phương được chia thành 3 cấp, ví dụ như ở Việt Nam là trung ương – tỉnh – huyện – xã.

Nguyên tắc phân quyền dọc còn được thể hiện trong mối liên hệ giữa nhà nước liên bang và các bang. Việc tổ chức nhà nước của các nước liên bang trước hết phải có sự phân biệt thẩm quyền giữa liên bang và các bang. Các bang của liên bang nhà nước tư sản không có chủ quyền về mặt đối nội và đối ngoại. Hiến pháp liên bang nghiêm cấm các bang ký kết hợp tác với nước ngoài về những vấn đề chính trị. Trong việc tổ chức nhà nước liên bang vấn đề rất quan trọng là phân chia quyền lực giữa liên bang với các bang, phân chia theo chiều dọc. Việc phân chia quyền lực nhà nước theo chiều dọc giữa liên bang và các bang có 3 hình thức:

  • Những thẩm quyền đặc biệt chỉ có ở liên bang.
  • Những thẩm quyền đặc biệt của các bang.
  • Những thẩm quyền chung của liên bang và các bang.

Nhằm hạn chế quyền lực nhà nước các bang, hiến pháp liên bang thường liệt kê nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên. Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được liệt kê thì bang không được giải quyết. Hoặc ngược lại, nhà nước liên bang vẫn tôn trọng chủ quyền của các thành viên hợp thành thì lại có xu hướng liệt kê các quyền hạn hữu hạn cho liên bang.

XEM THÊM: Sửa máy lọc nước tại Huyện Từ Liêm Giá Rẻ – Uy Tín

Như vậy, trong bài viết phía trên chúng tôi đã đưa ra được những nội dung cơ bản nhất liên về Tam quyền phân lập là gì? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi vào làm rõ nội dung của thuyết tam quyền phân lập trên thế giới hiện nay.

#Thế nào là học thuyết tam quyền phân lập
#Tam quyền phân lập được nếu ra ở Chương nào của Hiến pháp 2013
#Hoàn cảnh ra đối của học thuyết tam quyền phân lập
#Tại sao nội thể chế nhà nước Mỹ tiểu biểu nhất của nguyên tắc tam quyền phân lập
#Thuyết tam quyền la gì
#Ưu điểm hạn chế của tam quyền phân lập
#Tại sao nội bộ máy nhà nước của Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập
#Tâm quyền của nhà nước tư sản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *